A. Đăng ký đề xuất đề tài NCKH giảng viên, nghiên cứu viên
1. Số lượng: 06 đề tài.
2. Mức hỗ trợ: 20 triệu/đề tài.
3. Tiêu chuẩn chủ nhiệm đề tài:
a. Giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Thạc sĩ trở lên, có chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu liên quan đến các chủ đề nghiên cứu của Dự án FTVIET.
b. Không chủ trì đề tài có sử dụng kinh phí từ ngân sách.
c. Cam kết xuất bản 01 bài báo trên Tạp chí KH&CN Nông nghiệp – ĐHNL Huế.
4. Các bước thực hiện và hạn chót:
a. Nộp đề xuất online qua đường dẫn https://goo.gl/forms/Mc1DlFNh3CyRBptr2 trước 11h ngày 21/05/2018.
b. Thời gian tuyển chọn, phê duyệt thuyết minh đề tài: từ 21/05 đến 31/05/2018.
c. Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng (dự kiến từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019).
5. Yêu cầu nghiệm thu: được Hội đồng nghiệm thu (bao gồm đại diện Ban điều phối dự án và các nhà khoa học liên quan) thông qua.
B. Đăng ký đề xuất đề tài NCKH sinh viên
1. Số lượng: 10 đề tài.
2. Mức hỗ trợ: 7 triệu/đề tài.
3. Tiêu chuẩn sinh viên tham gia đề tài:
a. Số lượng sinh viên/nhóm: 05 sinh viên (trong đó có 01 nhóm trưởng).
b. Sinh viên chính quy, đang học năm thứ 2, hoặc 3, chưa tham gia nhóm nghiên cứu thuộc đề tài sinh viên sử dụng ngân sách năm 2018.
4. Các bước thực hiện và hạn chót:
a. Nộp đề xuất online qua đường dẫn https://goo.gl/forms/eLhX81I0cUVvE9id2 trước 11h ngày 21/05/2018.
b. Thời gian tuyển chọn, phê duyệt thuyết minh đề tài: từ 21/05 đến 31/05/2018.
c. Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng (dự kiến từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019).
5. Yêu cầu nghiệm thu: được Hội đồng nghiệm thu (bao gồm đại diện Ban điều phối dự án và các nhà khoa học liên quan) thông qua.
Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan dự án:
(1) Hệ thống thông tin địa lý và viễn thám trong quản lý tài nguyên;
(2) Nghiên cứu về thảm thực vật rừng;
(3) Dịch vụ hệ sinh thái;
(4) Nghiên cứu về loài xâm lấn (dây bìm);
(5) Nghiên cứu về cây họ Dầu (Dipterocarps);
(6) Nghiên cứu về xã hội - kinh tế và sinh kế - biến đổi khí hậu: thu thập dữ liệu quy mô rộng để phân tích xu hướng;
(7) Đánh giá nhu cầu đào tạo, năng lực của các bên liên quan;
(8) Các định hướng nghiên cứu liên quan khác: chế biến, chuỗi giá trị, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, phát triển các mô hinh sinh kế….
Hoạt động điều tra thực địa của Dự án FTViet tại Thừa Thiên Huế
Hoạt động điều tra thực địa của Dự án FTViet tại Thừa Thiên Huế
Hoạt động điều tra thực địa của Dự án FTViet tại Thừa Thiên Huế
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Viện Tài nguyên và Môi trường (IREN) là đơn vị trực thuộc Đại học Huế, được đổi tên từ Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, tiền thân là Trung tâm Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học được thành lập theo Quyết định số 3283/GĐ-ĐT ngày 13/09/1995 của Bộ trưởng...